Giỏ hàng
  • Công nghiệp
  • Automative
  • Thương hiệu
  • Tài liệu
  • Tin tức CRC
  • Liên hệ

Những tiêu chuẩn dầu nhớt ô tô bạn nên biết

Đăng bởi Trang ngày bình luận

Để đánh giá chất lượng dầu nhớt ô tô người ta thường dựa vào những tiêu chuẩn chung do các hiệp hội dầu nhớt hàng đầu thế giới quy định. Vậy cụ thể hiện nay có những tiêu chuẩn dầu nhớt ô tô nào?

 

Dù ứng dụng từ nhiều công nghệ khác nhau nhưng các hãng dầu nhớt dầu nhớt vẫn phải tuân theo các tiêu chuẩn chung của thế giới nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng. Dưới đây là một số tiêu chuẩn dầu nhớt mà bạn cần biết. 

Các tiêu chuẩn dầu nhớt hiện nay

Dù sản xuất ở bất cứ đâu hay ứng dụng công nghệ khác nhau thì các hãng dầu nhớt cũng đều phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn chung sau đây:

Tiêu chuẩn API – American Petroleum Institute (Viện dầu mỏ Hoa Kỳ)

Cấp hiệu năng API hay còn được gọi là cấp chất lượng hay phẩm cấp, dùng để phân loại chất lượng của nhớt động cơ xăng và Diesel. Theo sự phát triển của thiết kế động cơ, trung bình 4-5 năm sẽ có các cấp API mới ra đời để đáp ứng yêu cầu của thế hệ động cơ tương ứng.

Những tiêu chuẩn dầu nhớt ô tô bạn cần biết

Đối với dầu nhớt động cơ xăng, cấp chất lượng API được ký hiệu là API SA, SB, SC… cho đến cấp mới nhất hiện nay là API SN. Trong đó, chữ cái cuối được xếp theo bảng chữ cái và được dùng để phân biệt các cấp. Chữ cái càng về sau thì sẽ biểu thị cho phẩm cấp càng cao. Ví dụ, với phẩm cấp API SN sẽ cao hơn SM và SM cao hơn SL. Tương tự như vậy, đối với dầu nhớt động cơ diesel sẽ có ký hiệu là CA, CB, CC, CD,...

Tiêu chuẩn ACEA – Association des Constructeurs Européens de l’Automobile (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu)

ACEA là tên viết tắt của Hiệp hội các nhà sản xuất Ô-tô Châu Âu. Từ năm 1996, các chỉ tiêu ACEA được đưa ra đã thay đổi nhiều lần và hệ thống phân loại tiêu chuẩn hiện nay là ACEA 2008, bắt đầu được áp dụng từ tháng 12 năm 2010. 

Tiêu chuẩn ACEATương tự như API, ACEA đã đưa ra các tiêu chuẩn phân cấp chất lượng cho các loại dầu nhớt sử dụng cho động cơ. Cấp chất lượng ACEA quy định chi tiết hơn về hiệu năng của dầu nhớt ứng với từng loại động cơ riêng biệt. Đối với động cơ xăng sẽ có ký hiệu là A, động cơ Diesel được ký hiệu là B và ký hiệu C sẽ tương thích với các động cơ sử dụng xúc tác. Dựa theo ký hiệu sẽ có cách phân loại cụ thể gồm có:

  • Dầu nhớt sử dụng cho động cơ xăng : A1, A3 , A4, A5.

  • Dầu nhớt sử dụng cho động cơ Diesel hạng nhẹ: B1, B3, B4, B5.

  • Dầu nhớt sử dụng cho động cơ diesel hạng nhẹ có trang bị bộ xử lý khí thải: C1, C2 C3, C4.

Tiêu chuẩn SAE – Society of Automotive Engineers (Hiệp hội kỹ sư ô tô Mỹ)

SAE là từ viết tắt của “Society of Automotive Engineers” - Hiệp hội kỹ sư ô tô Mỹ. SAE còn được hiểu là độ nhớt, biểu thị cho độ đặc-loãng của dầu nhớt. 

Độ nhớt luôn thay đổi theo nhiệt độ, tức là sẽ loãng ra khi nhiệt độ tăng và đặc lại khi nhiệt độ xuống thấp. Các loại nhớt đơn cấp như SAE 40, SAE 50… thường đảm bảo đạt độ nhớt ở nhiệt độ cao như yêu cầu để bôi trơn động cơ. Còn khi nhiệt độ xuống thấp, dầu có thể sẽ quá đặc và gây khó khăn cho việc khởi động cũng như lưu thông dầu nhớt đến các bộ phận trong động cơ. Trong khi đó, các loại dầu nhớt đa cấp như SAE 10W-30, 15W-40 và 20W-50 có thể khắc phục được nhược điểm này nên được sử dụng ngày càng rộng rãi. 

Đối với dầu nhớt đa cấp, chữ số đứng trước “W” được dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà độ nhớt đó giúp động cơ khởi động tốt nhất. Nhiệt độ này được xác định bằng cách lấy 30 trừ đi con số đó nhưng tính ở nhiệt độ âm. Ví dụ dầu nhớt có độ nhớt 20W-50 sẽ khởi động tốt ở -10 độ C, dầu có độ nhớt 10W-30 sẽ khởi động tốt ở -20 độ C.

 

Phụ Gia Dầu động cơ Friction Guard for Oil - giúp tăng cao độ cho dầu nhớt của bạn.

Friction 3 trong 1: Làm sạch, bôi trơn, giảm ma sát, tiếng ồn động cơ

  • Giảm đốt dầu.
  • Tránh mài mòn các bộ phận bên trong.
  • Sản phẩm được sản xuất và nhập khẩu từ Mỹ.
  • An toàn với tất cả các loại dầu
  • Khuyến nghị sử dụng mỗi lần thay dầu bôi trơn động cơ.

Cũ hơn Mới hơn